HLV Hoàng Anh Tuấn biến hóa khối rubik U.23 Việt Nam
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.Cillian Murphy được ủng hộ để trở thành James Bond tiếp theo
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khả năng trên 90% là hiện tượng El Nino sẽ kéo dài đến tháng 3.2024. Điều này gây nên tình trạng nắng nóng và khô hạn gay gắt hơn trung bình nhiều năm.
Trăm ngàn du khách đến dự lễ dâng đăng lớn nhất trên đỉnh Bà Đen
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.
Sáng nay 23.2, trong phần khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (TP.Đà Nẵng), các học sinh của đội văn nghệ nhà trường đã có tiết mục mở màn ấn tượng, tạo không khí sôi nổi.Trong trang phục màu đỏ rực rỡ cùng đạo cụ gậy, quạt…, 16 thành viên đội văn nghệ Trường THPT Phan Châu Trinh đã gửi đến khán giả là hàng nghìn học sinh cùng các thầy cô giáo tiết mục Khúc huyền vũ với nhạc nền tươi vui. Trong 5 phút xuất hiện trên sân khấu chương trình Tư vấn mùa thi, các học sinh trong đội văn nghệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho người xem thông qua những vũ điệu vừa thanh thoát vừa uyển chuyển. Nhật Huyền (học sinh lớp 12/29, đội trưởng đội văn nghệ Trường THPT Phan Châu Trinh), cho biết để phục vụ chương trình Tư vấn mùa thi, cả đội đã tập luyện tiết mục múa Khúc huyền vũ trong suốt 3 tuần lễ."Các thành viên trong đội văn nghệ là những bạn có năng khiếu về hát múa được tuyển chọn bài bản ngay từ đầu, nên không khó khăn gì trong tập luyện tiết mục này. Sau khi trình diễn tại chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức, chúng em sẽ mang tiết mục này đi thi tại thành phố", Nhật Huyền nói. Cô học sinh cuối cấp cũng cho biết, đội văn nghệ của Trường THPT Phan Châu Trinh có khoảng 50 thành viên gồm học sinh thuộc các khối lớp, tập hợp trong đội vì niềm đam mê nghệ thuật.Thành viên Xuân Nghi chia sẻ, đội thường xuyên tập luyện để phục vụ các hoạt động của nhà trường như khai giảng, bế giảng, chào cờ đầu tuần… "Chúng em tập đều nhưng để không ảnh hưởng đến việc học, các thành viên trong đội luôn nhắc nhở nhau thời gian học tập. Đam mê văn nghệ nhưng tuyệt đối không được xao nhãng việc học", Nghi cho biết.Sau tiết mục Khúc huyền vũ, đội văn nghệ liền thay đồ để kịp thời gian nghe các thầy cô, chuyên gia giáo dục chia sẻ những thông tin liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ tuyển sinh với những thay đổi từ Bộ GD-ĐT."Em dự tính thi vào ngành sư phạm văn nên sau biểu diễn văn nghệ em sẽ nghe thầy cô tư vấn để biết thêm các thông tin", Nhật Huyền nói thêm.Ở tiết mục trước đó, các học sinh Huỳnh Đức Thanh (lớp 12/20), Bùi Ngọc Hà Linh (lớp 10/23) và Lê Đỗ Ngọc Diệp (lớp 11/27) đã khiến hàng trăm khán giả có mặt tại chương trình Tư vấn mùa thi lắng đọng với giọng ca thánh thót trong bài Chiếc khăn piêu. Chương trình Tư vấn mùa do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, Trường THPT Phan Châu Trinh tổ chức đang được truyền hình trực tại website thanhnien.vn, qua fanpage Facebook và qua kênh YouTube, TikTok của Báo Thanh Niên. Chương trình được VNPT Đà Nẵng hỗ trợ đường truyền Internet siêu tốc độ cao - công nghệ XGSPON.
Biệt thự triệu đô của Kanye West rao bán từ năm ngoái vẫn không ai hỏi mua
Nhiều năm nay khối ngành sức khỏe luôn thu hút thí sinh giỏi và chưa bao giờ hết 'nóng'. Đặc biệt là ngành y khoa, răng hàm mặt...Chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Chọn ngành học cho tương lai: "Nóng" với khối ngành sức khỏe sẽ mang đến cho phụ huynh và thí sinh những thông tin mới nhất, đầy đủ nhất về chỉ tiêu, điểm chuẩn, chương trình học, học phí, học bổng... nhằm giúp thí sinh quan tâm khối ngành này có định hướng và lựa chọn đúng đắn.Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, TikTok Báo Thanh Niên. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.